Từ điển
Dịch văn bản
 
Từ điển Anh - Việt
Tra từ
 
 
Dịch song ngữ - Y học - Sức khoẻ
High Blood Pressure (Hypertension)
Cao huyết áp (Tăng huyết áp)
High blood pressure is sometimes called a silent killer because it may have no outward symptoms for years. In fact, one in five people with the condition don't know they have it. Internally, it can quietly damage the heart, lungs, blood vessels, brain, and kidneys if left untreated. It's a major risk factor for strokes and heart attacks in the U.S.
Bệnh cao huyết áp thường được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” bởi có thể không biểu hiện một triệu chứng nào ra bên ngoài trong nhiều năm trời. Thực vậy, cứ một trong năm người mắc bệnh sẽ không biết mình bị cao huyết áp. Nó có thể gây hại từ từ cho các cơ quan nội tạng như tim, phổi, mạch máu, não, và thận. Đây cũng là yếu tố nguy hiểm chủ yếu gây đột quỵ và đau tim đối với người Mỹ.
High Blood Pressure (Hypertension)

What is hypertension?

Hypertension, or high blood pressure, is a common condition that will catch up with most people who live into older age. Blood pressure is the force of blood pressing against the walls of your arteries. When it's too high, it raises the heart's workload and can cause serious damage to the arteries. Over time, uncontrolled high blood pressure increases the risk of heart disease, stroke, and kidney disease.

Hypertension symptoms

High blood pressure is sometimes called a silent killer because it may have no outward symptoms for years. In fact, one in five people with the condition don't know they have it. Internally, it can quietly damage the heart, lungs, blood vessels, brain, and kidneys if left untreated. It's a major risk factor for strokes and heart attacks in the U.S.

What causes hypertension?

Normal blood pressure readings will fall below 120/80, while higher results over time can indicate hypertension. In most cases, the underlying cause of hypertension is unknown. The top number (systolic) shows the pressure when your heart beats. The lower number (diastolic) measures pressure at rest between heartbeats, when the heart refills with blood. Occasionally, kidney or adrenal gland disease can lead to hypertension.

Prehypertension: A warning sign

Almost one-quarter of Americans have prehypertension. Their blood pressure is consistently just above the normal level -- between 120 and 139 for systolic pressure or 80 to 89 for the diastolic pressure. People in this range have twice the risk of developing heart disease than those with a lower reading. Your doctor may recommend lifestyle changes to help lower your blood pressure.

The hypertension danger zone

You have high blood pressure if readings average140/90 or higher -- for either number -- though you may still have no symptoms. At 180/110 and higher, you may be having a hypertensive crisis. Rest for a few minutes and take your blood pressure again. If it is still very high, call 911. A hypertensive crisis can lead to a stroke, heart attack, kidney damage, or loss of consciousness. Symptoms of a hypertensive crisis can include a severe headache, anxiety, nosebleeds, and feeling short of breath.

Who gets high blood pressure?

Up to the age of 45, more men have high blood pressure than women. It becomes more common for both men and women as they age, and more women have hypertension by the time they reach 65. You have a greater risk if a close family member has high blood pressure or if you are diabetic. About 60% of people with diabetes have high blood pressure.

Hypertension and race

African-Americans are more likely to develop hypertension -- and to develop it at a younger age. Genetic research suggests that African-Americans seem to be more sensitive to salt. In people who have a gene that makes them salt-sensitive, just a half-teaspoon of salt can raise blood pressure by 5 mm Hg. Diet and excessive weight can play a role, as well.

Hypertension and Sodium

Sodium, a major component of salt, can raise blood pressure by causing the body to retain fluid, which leads to a greater burden on the heart. The American Heart Association recommends eating less than 1,500 milligrams of sodium per day. You'll need to check food labels and menus carefully. Processed foods contribute up to 75% of our sodium intake. Canned soups and lunch meats are prime suspects.

Hypertension and Stress

Stress can make your blood pressure spike, but there's no evidence that it causes high blood pressure as an ongoing condition. However, stress may affect risk factors for heart disease, so it may have an indirect connection to hypertension. Stress may lead to other unhealthy habits, such as a poor diet, alcohol use, or smoking, which can contribute to high blood pressure and heart disease.

Hypertension and weight

Being overweight places a strain on your heart and increases your risk of high blood pressure. That is why diets to lower blood pressure are often also designed to control calories. They typically call for cutting fatty foods and added sugars, while increasing fruits, vegetables, lean protein, and fiber. Even losing 10 pounds can make a difference.

Hypertension and alcohol

Drinking too much alcohol can increase your blood pressure. Guidelines from the American Heart Association state that if you drink alcohol, you should limit the amount to no more than two drinks a day for men, or one a day for women.

Hypertension and caffeine

If caffeine can make you jittery, can it also raise your blood pressure? It might have a temporary effect, but studies haven't shown any link between caffeine and the development of hypertension. You can safely drink one or two cups a day, according to the American Heart Association.

Hypertension and pregnancy

Gestational hypertension is a kind of high blood pressure that occurs in the second half of pregnancy. Without treatment, it may lead to a serious condition called preeclampsia that endangers both the mother and baby. The condition can limit blood and oxygen flow to the baby and can affect the mother's kidneys and brain. After the baby is born, the mother's blood pressure usually returns to its normal level.

Hypertension and medicine

Cold and flu medicines that contain decongestants are one of several classes of medicine that can cause your blood pressure to rise. Others include NSAID pain relievers, steroids, diet pills, birth control pills, and some antidepressants. If you have high blood pressure, talk to you doctor about what medicines and supplements you are taking that may affect blood pressure.

'White Coat' Hypertension

Some people only have a high reading in the doctor's office, perhaps because they're nervous. Some will only have blood pressure readings sporadically. Those people may have a higher chance of developing high blood pressure, a recent study shows. To get a more accurate reading, take your blood pressure at home, chart your readings, and share them with your doctor. It is also a good idea to have an expert check the device and your technique.

Hypertension and children

While hypertension is more often a problem for older people, even children can have high blood pressure. "Normal" blood pressure varies based on a child's age, height, and sex, so your doctor will need to tell you if there is a concern. Children are at greater risk if they are overweight, have a family history of the illness and if they're African-American.

Treatment: The DASH Diet

You may be able to lower your blood pressure by switching to a better diet. The DASH Diet -- Dietary Approaches to Stop Hypertension -- involves eating more fruits, vegetables, whole-grain foods, low-fat dairy, fish, poultry, and nuts. You should eat less red meat, saturated fats, and sweets. Reducing sodium in your diet can also have a significant effect.

Treatment: Exercise

Regular exercise helps lower your blood pressure. Adults should get about 150 minutes of moderate-intensity exercise every week. That could include gardening, walking briskly, bicycling, or other aerobic exercise. Muscle-strengthening activities are recommended at least two days a week and should work all major muscle groups.

Treatment: Diuretics

Diuretics are often the first choice if diet and exercise changes aren't enough. Also called "water pills," they help the body shed excess sodium and water to lower blood pressure. That means you'll urinate more often. Some diuretics may deplete your body's potassium, causing muscle weakness, leg cramps, and fatigue. Some can increase blood sugar levels in diabetics. Erectile dysfunction is a less common side effect.

Treatment: Beta-blockers

Beta-blockers work by slowing the heart rate, which means that the heart doesn't have to work as hard. They are also used to treat other heart conditions, such as an abnormal heart rate called arrhythmia. They may be prescribed along with other medications. Side effects can include insomnia, dizziness, fatigue, cold hands and feet, and erectile dysfunction.

Treatment: ACE Inhibitors

ACE inhibitors reduce your body's supply of angiotensin II -- a substance that makes blood vessels contract and narrow. The result is more relaxed, open (dilated) arteries, as well as lower blood pressure and less effort for your heart. Side effects can include a dry cough, skin rash, or dizziness, and high levels of potassium. Women should not become pregnant while taking an ACE inhibitor.

Treatment: ARBs

Instead of reducing your body's supply of angiotensin II, these drugs block receptors for angiotensin -- as if placing a shield over a lock. This blockade prevents the chemical's artery-tightening effects, and lowers your blood pressure. ARBs can take several weeks to become fully effective. Possible side effects include dizziness, muscle cramps, insomnia, and high levels of potassium. Women should not become pregnant while taking this medication.

Treatment: Calcium channel blockers

Calcium channel blockers slow the movement of calcium into the cells of the heart and blood vessels. Since calcium causes stronger heart contractions, these medications ease the heart's contraction and relax the blood vessels. They can cause dizziness, heart palpitations, swelling of the ankles, and constipation. Take them with food or milk and avoid grapefruit juice and alcohol because of possible interactions.

Treatment: Other medications

Other medications that relax the blood vessels include vasodilators, alpha blockers, and central agonists. Side effects can include dizziness, a fast heart beat or heart palpitations, headaches, or diarrhea. Your doctor may suggest them if other blood pressure medications are not working well enough or if you have another condition. 

Treatment: Complementary therapies

Meditation can put your body into a state of deep rest, which can lower your blood pressure. Yoga, tai chi, and deep breathing also help. These relaxation techniques should be combined with other lifestyle changes, such as diet and exercise. Be aware that herbal therapies may conflict with other medications you take, and some herbs actually raise blood pressure. Tell your doctor if you take herbal or other dietary supplements.

Living with high blood pressure

Hypertension is often a life-long condition. It's important to take your medications and continue to monitor your blood pressure. If you keep it under control, you can reduce your risk of stroke, heart disease, and kidney failure.

Cao huyết áp (Tăng huyết áp)

Cao huyết áp là gì?

Cao huyết áp, hoặc tăng huyết áp là chứng bệnh thường thấy ở hầu hết người già cao tuổi. Huyết áp là lực máu đè lên thành động mạch. Khi huyết áp quá cao, nó làm cho tim hoạt động nhiều hơn và có thể gây hại nghiêm trọng cho động mạch. Tình trạng cao huyết áp nếu không được điều trị dần dần sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận.

Các triệu chứng của bệnh cao huyết áp

Bệnh cao huyết áp thường được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” bởi có thể không biểu hiện một triệu chứng nào ra bên ngoài trong nhiều năm trời. Thực vậy, cứ một trong năm người mắc bệnh sẽ không biết mình bị cao huyết áp. Nó có thể gây hại từ từ cho các cơ quan nội tạng như tim, phổi, mạch máu, não, và thận. Đây cũng là yếu tố nguy hiểm chủ yếu gây đột quỵ và đau tim đối với người Mỹ.

Nguyên nhân gây cao huyết áp là gì?

Số đo huyết áp bình thường sẽ giảm dưới 120/80, trong khi các chỉ số cao hơn có thể là dấu hiệu bị bệnh. Trong hầu hết các trường hợp thì người ta vẫn chưa tìm ra nguyên nhân thực sự gây bệnh. Chỉ số đỉnh (tâm thu) biểu thị áp suất khi tim đập. Chỉ số dưới (tâm trương) đo áp suất thời gian nghỉ giữa những nhát bóp, khi tim được cung cấp đầy máu. Đôi khi, bệnh thận hoặc bệnh tuyến thượng thận có thể là nguyên nhân gây cao huyết áp.

Dấu hiệu cảnh báo: Tiền huyết áp

Gần ¼ người Mỹ bị tiền huyết áp. Chỉ số huyết áp của họ lúc nào cũng ngay trên mức bình thường – ở bất kỳ mức nào từ 120 đến 139 đối với huyết áp tâm thu hoặc từ 80 đến 89 đối với huyết áp tâm trương. Người có số đo dao động trong ngưỡng này có nguy cơ phát triển bệnh tim gấp 2 lần so với người có chỉ số thấp hơn. Bác sĩ sẽ khuyến cáo nên thay đổi lối sống nhằm hạ thấp huyết áp.

Vùng huyết áp nguy hiểm

Bạn bị cao huyết áp nếu chỉ số trung bình là 140/90 trở lên – cả hai con số đó – cho dù bạn có thể không có một triệu chứng gì đi nữa. Nếu số đo huyết áp của bạn là 180/110 trở lên thì có thể là bạn bị lên cơn cao huyết áp. Hãy nghỉ ngơi một vài phút và đo huyết áp lại một lần nữa. Nếu số đo vẫn còn cao thì hãy gọi 911 nhé. Cơn cao huyết áp có thể gây đột quỵ, đau tim, suy thận, hoặc bất tỉnh. Các triệu chứng của cơn cao huyết áp có thể bao gồm nhức đầu dữ dội, hồi hộp lo âu, chảy máu cam, và cảm giác bị hụt hơi.

Ai bị cao huyết áp?

Nam giới bị cao huyết áp nhiều hơn phụ nữ ở độ tuổi 45. bệnh này ngày càng trở nên phổ biến hơn ở cả nam và nữ khi ở tuổi về già, và nhiều phụ nữ mắc chứng cao huyết áp hơn ở tuổi 65. Bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn nếu người thân trong gia đình bị cao huyết áp hoặc nếu bạn bị bệnh tiểu đường. Khoảng 60% người bị tiểu đường bị cao huyết áp.

chủng tộc và bệnh cao huyết áp

Người Mỹ gốc Phi dễ mắc bệnh cao huyết áp nhiều hơn – và dễ bị cao huyết áp ở độ tuổi còn trẻ. Cuộc nghiên cứu về di truyền cho thấy người Mỹ gốc Phi dường như nhạy cảm với muối nhiều hơn. Đối với người có gien nhạy cảm với muối thì chỉ cần nửa muỗng cà phê muối cũng có thể làm huyết áp tăng thêm 5 mm Hg. Chế độ dinh dưỡng và cân nặng quá mức cũng có thể đóng vai trò hết sức quan trọng đối với chứng bệnh này.

Bệnh cao huyết áp và na-tri

Na-tri là thành phần chính tạo nên muối, có thể làm tăng huyết áp bằng cách giữ nước trong cơ thể, làm cho tim hoạt động mệt hơn. Hội Tim mạch Hoa kỳ khuyến cáo nên ăn dưới 1.500 milligram muối mỗi ngày. Bạn nên kiểm tra nhãn thực phẩm và thực đơn cẩn thận. Các loại thức ăn được chế biến sẵn góp phần đến 75% lượng muối hấp thụ của cơ thể. Xúp đóng hộp và thịt hộp là nguyên nhân đáng nghi ngờ nhất.

Căng thẳng và bệnh cao huyết áp

Stress có thể làm tăng huyết áp, nhưng chưa một bằng chứng nào cho thấy nó gây ra chứng huyết áp cao. Tuy nhiên, căng thẳng có thể ảnh hưởng đến các yếu tố rủi ro gây bệnh tim, vì thế đây có thể là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến cao huyết áp. Ngoài ra, stress cũng có thể hình thành nên nhiều thói quen không có lợi cho sức khỏe khác, chẳng hạn như ăn uống sơ sài qua loa, rượu bia, hoặc thuốc lá, cũng có thể góp phần làm tăng huyết áp và bệnh tim.

trọng lượng và bệnh cao huyết áp

Tình trạng tăng cân, béo phì làm cho tim hoạt động nặng nề và làm tăng nguy cơ cao huyết áp. Đó là lý do vì sao khẩu phần dinh dưỡng làm hạ huyết áp cũng thường được phân định để kiểm soát ca-lo. Người ta thường yêu cầu nên giảm bớt các thức ăn giàu chất béo và nhiều đường, trong khi đó phải bổ sung thêm rau củ quả, chất đạm từ thịt nạc, và chất xơ. Thậm chí việc giảm đi 10 pao cũng có thể tạo nên sự khác biệt đấy.

Bệnh cao huyết áp và rượu bia

Việc uống quá nhiều rượu bia có thể làm tăng huyết áp. Hội Tim mạch Hoa kỳ khuyến cáo nếu bạn uống rượu bia, bạn nên giới hạn dưới 2 ly mỗi ngày đối với nam, hoặc 1 ly mỗi ngày đối với nữ.

Cà-phê-in và bệnh cao huyết áp

Nếu như cà-phê-in có thể làm cho bạn dễ bị kích thích thì liệu nó cũng có thể làm tăng huyết áp không? Nó có thể gây tác dụng nhất thời, nhưng nhiều công trình nghiên cứu vẫn chưa thấy bất kỳ mối tương quan nào giữa chất cà-phê-in và bệnh cao huyết áp. Hội Tim mạch Hoa Kỳ cho biết bạn có thể uống một hoặc hai tách cà phê mỗi ngày một cách an toàn.

Phụ nữ có thai và bệnh cao huyết áp

Bệnh cao huyết áp ở phụ nữ có thai là loại cao huyết áp xảy ra ở nửa sau của thai kỳ. Nếu không điều trị, nó có thể dẫn tới một chứng bệnh hết sức nghiêm trọng, đó là tiền sản giật gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con. Bệnh này có thể làm hạn chế máu và luồng khí ô-xy cung cấp cho em bé và có thể ảnh hưởng đến thận và não của người mẹ. Sau khi sinh xong, huyết áp của sản phụ thường sẽ trở về ở mức bình thường.

Thuốc và bệnh cao huyết áp

Thuốc cảm cúm chứa chất làm giảm xung huyết là một trong những loại thuốc có thể làm tăng huyết áp. Nhiều thuốc khác bao gồm thuốc giảm đau NSAID, xtê-rô-ít, thuốc giảm cân, thuốc tránh thai, và một số thuốc chống trầm cảm. Nếu bạn bị cao huyết áp thì hãy nên thông báo cho bác sĩ biết bạn đang sử dụng loại thuốc và chất bổ sung nào có thể ảnh hưởng đến chứng bệnh của bạn.

Hội chứng cao huyết áp “Áo choàng trắng”

Một vài người chỉ có số đo huyết áp cao trong phòng khám của bác sĩ, có lẽ là do hồi hộp. Một số người chỉ có số đo huyết áp không cố định. Một công trình nghiên cứu gần đây cho hay những người này có thể có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp cao hơn. Để có chỉ số chính xác hơn, bệnh nhân nên đo huyết áp ở nhà, vẽ biểu đồ chỉ số, và thông báo cho bác sĩ biết. Bạn cũng nên nhờ một chuyên gia nào đó kiểm tra thiết bị và kỹ thuật của mình.  

Bệnh cao huyết áp ở trẻ con

Trong khi bệnh cao huyết áp thường là nỗi lo của người già hơn thì thậm chí trẻ em cũng có thể bị bệnh này. Huyết áp “bình thường” thay đổi theo tuổi tác, chiều cao, và giới tính của trẻ , vì vậy bác sĩ cần thông báo cho bạn biết nếu bạn quan tâm. Trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp nhiều hơn nếu bé bị béo phì, có tiền sử gia đình bị bệnh và nếu bé là người Mỹ gốc Phi.

Điều trị bằng chế độ ăn kiêng

Bạn có thể làm hạ huyết áp của mình bằng cách chuyển sang một chế độ dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe hơn. Chế độ ăn uống kiêng cữ – Phương pháp Dinh dưỡng Tránh Cao Huyết áp – gồm ăn nhiều rau củ quả, các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt, sản phẩm từ sữa ít chất béo, cá, gia cầm, và đậu. Bạn nên hạn chế ăn các loại thịt đỏ, chất béo bão hoà, và thức ăn có đường. Việc giảm trừ muối na-tri trong khẩu phần dinh dưỡng cũng có ảnh hưởng đáng kể đấy.

Điều trị bằng phương pháp thể dục

Chế độ thể dục thường xuyên, đều đặn có thể giúp hạ huyết áp. Người lớn mỗi tuần nên tập khoảng 150 phút các bài có cường độ nhẹ, vừa phải: có thể làm vườn, đi bộ nhanh, chạy xe đạp, hoặc tập các bài thể dục nhịp điệu khác. Những hoạt động hỗ trợ làm chắc cơ bắp cũng được khuyến cáo nên thực hiện ít nhất 2 ngày/ tuần và nên hoạt động tất cả các nhóm cơ chính. 

Điều trị bằng thuốc lợi niệu

Thuốc lợi niệu thường là lựa chọn hàng đầu nếu các thay đổi về khẩu phần dinh dưỡng và tập luyện không đáp ứng đủ. Đây cũng được gọi là “viên thuốc nước”, chúng giúp thải muối na-tri và nước dư thừa trong cơ thể để làm hạ huyết áp. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ đi tiểu nhiều hơn. Một số thuốc lợi niệu có thể làm huỷ ka-li trong cơ thể, gây ra yếu cơ, chuột rút ở chân, và mệt mỏi. Một số thuốc cũng có thể làm tăng nồng độ đường huyết ở người tiểu đường. Rối loạn chức năng cương dương là tác dụng phụ ít thấy.

Điều trị bằng thuốc kiềm chế hoạt động của cơ quan cảm thụ bê-ta (thuốc điều hoà hoạt động của tim, nhất là để trị cao huyết áp)

thuốc kiềm chế hoạt động của cơ quan cảm thụ bê-ta có tác dụng làm chậm nhịp tim, có nghĩa làm tim sẽ không phải làm việc vất vả nữa. Thuốc này cũng được sử dụng để điều trị nhiều chứng bệnh tim khác, chẳng hạn như nhịp tim bất thường gọi là chứng loạn nhịp. Bác sĩ có thể cho dùng kết hợp với nhiều loại thuốc khác. Tác dụng phụ có thể bao gồm mất ngủ, chóng mặt, mệt mỏi, lạnh tay chân, và rối loạn chức năng cương dương.

Điều trị bằng chất ức chế ACE

Chất ức chế ACE có tác dụng làm giảm tăng sinh kích thích tố tăng huyết áp angiotensin II – chất làm hẹp và co thắt mạch máu, làm cho động mạch bị giãn (nở) nhiều hơn, đồng thời làm hạ huyết áp và giúp cho tim hoạt động nhẹ nhàng hơn. Tác dụng phụ bao gồm ho khan, phát ban, hoặc chóng mặt, và nồng độ ka-li tăng cao. Phụ nữ không nên mang thai trong lúc sử dụng chất ức chế ACE.

Điều trị bằng ARBs

Thay vì làm giảm tăng sinh kích thích tố tăng huyết áp angiotensin II, những loại thuốc này có tác dụng ức chế thụ cảm loại kích thích tố của nó – như thể là một lớp bảo vệ bên ngoài. Sự ức chế này ngăn ảnh hưởng co thắt làm siết động mạch của hoá chất, đồng thời làm hạ huyết áp. Bệnh nhân có thể sử dụng ARBs trong một vài tuần mới có hiệu quả thực sự. Các tác dụng phụ có thể xảy ra như chóng mặt, chuột rút cơ, mất ngủ, và nồng độ ka-li tăng cao. Phụ nữ không nên mang thai trong lúc sử dụng thuốc này.

Điều trị bằng chất đối kháng can-xi

Chất đối kháng can-xi làm chậm quá trình hấp thụ can-xi vào tế bào tim và mạch máu. Vì can-xi làm co thắt tim nhiều hơn, nên những thuốc này có thể làm dịu lại các cơn co thắt tim và làm giãn mạch máu. Chúng cũng có thể gây chóng mặt, tim đập nhanh, phồng mắt cá chân, và táo bón. Hãy sử dụng thuốc khi ăn hoặc uống sữa và tránh nước bưởi ép và bia rượu vì có thể xảy ra tương tác thuốc.

Điều trị bằng nhiều phương thuốc khác

Nhiều loại thuốc khác có tác dụng làm giãn mạch máu như thuốc giãn mạch, chất chẹn an-pha (thuốc hạ huyết áp), chất kích thích thần kinh trung ương. Tác dụng phụ có thể gồm hiện tượng chóng mặt, tim đập nhanh hoặc nhịp tim nhanh, nhức đầu, hoặc tiêu chảy. Bác sĩ cũng có thể cho sử dụng nếu các loại thuốc trị cao huyết áp khác không đáp ứng đủ hoặc nếu bạn bị một bệnh nào đó khác.

Điều trị bằng liệu pháp bổ sung

Liệu pháp thư giãn đầu óc có thể làm cho cơ thể được nghỉ ngơi, thả lỏng hoàn toàn, giúp làm hạ huyết áp. Các phương pháp yoga, thái cực quyền, và thở sâu cũng có tác dụng rất tốt. Những kỹ thuật thư giãn này nên được kết hợp với việc thay đổi lối sống, chẳng hạn như ăn kiêng và tập thể dục. Hãy nên biết rằng các liệu pháp thảo dược cũng có thể kháng với một số thuốc bạn đang sử dụng, và cũng có một số loại thảo dược thực sự làm tăng huyết áp. Hãy thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang sử dụng một loại thảo dược hoặc các thực phẩm bổ sung nào đó nhé.

Sống với bệnh cao huyết áp

Cao huyết áp thường là bệnh kéo dài cả đời. Điều quan trọng là phải sử dụng thuốc và tiếp tục theo dõi huyết áp của bạn. Nếu kiểm soát được huyết áp của mình thì bạn có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ, bệnh tim và suy thận.

 
Đăng bởi: kemdau
Bình luận
Đăng bình luận
Bình luận
Đăng bình luận
Vui lòng đăng nhập để viết bình luận.